Thứ Ba, 22 tháng 6, 2021

Chuyện phố Thụy Khuê của tôi


Phố Thụy khuê trước đây vốn là một vùng ngoại ô của Hn. Có một số người không biết đến con phố này, nhưng nói đến trường Bưởi -thì ai cũng biết
Những năm này, 5 tuyến tầu điện nối 5 cửa ô ngoại thành vào trung tâm tp, chính là phương tiện di chuyển chủ yếu của người Hn
Tầu điện, còn gắn bó với chúng tôi suốt những năm tháng học trò
Những năm chiến tranh 69-70 anh em tôi thường dậy thật sớm bắt chuyến tầu điện thứ 2 xuất phát từ nhà ga Thụy khuê lúc 4h30 để đi đến ga cuối cùng là chợ Bưởi. Sau đó là đi bộ khoảng 4 cây số nữa để đến trường học Xuân Đỉnh
Tan học, đám học sinh chúng tôi lại chờ tầu để đi về
Ngày ấy chờ tầu cũng mất thời gian lắm, nhưng có hề chi, thời gian chả là gì đối với đám trẻ con chúng tôi, chúng tôi sống chậm hơn bây giờ nhiều
Cũng có khi sốt ruột muốn biết tầu sắp đến lâu, mau là nhìn lên xem dao động của 2 sợi dây điện hoặc là áp tai vào cột điện, nghe tiếng ù ù to hay nhỏ là biết tầu còn cách bao xa
Ngày đấy tôi còn rất bé nên thường tiết kiệm 5xu bằng cách năn nỉ xin ông bán vé cho đi nhờ
Chỉ khi nào trong túi có vài hào mới dám leo lên ghế tầu để ngồi. Nhưng mấy khi tụi trẻ chúng tôi phung phí tiền như vậy., chúng tôi trốn ông bán vé khó tính bằng cách nhẩy từ cửa trên xuống cửa dưới, từ toa trước xuống toa sau và cuối cùng là đu boong ...và cảm giác đu boong tầu sướng không bút nào tả siết
Thông thường tôi sợ nhất là ông soát vé còn gọi là sơvơ. Các ông ấy nghiêm khắc lắm.
Chả may gặp phải, các ông ấy bắt phải mua 5 xu vé, hoặc xuống tầu là buồn lắm
Nhìn mấy cậu bé đeo phích kem leo thoăn thoắt từ đầu toa tới cuối toa, miệng rao lanh lảnh:
Kem đây, kem đây
Kem một hào 2 chiếc
Một chiếc 5 xu
Này chú bán kem
Có rao thì rao cho khéo
Đừng mà nheo nhéo
Có khi vỡ phích trên tầu
Đi tầu điện và ăn kem bờ hồ có khi là đặc sản của Hn cũng nên.
Những đứa trẻ ở quê thời đấy chắc cũng chỉ ước mơ đến thế là cùng
Những năm chiến tranh tầu điện phải sơn lại bằng mầu xanh dương. Mỗi khi còi báo động vang lên, điện chạy tầu bị cắt mọi người phải lao xuống hầm được bố trí đầy ở ven đường
Sau này lên cấp 3, học trường Ba Đình,
Con đường Thụy khuê lại rộn ràng, náo nhiệt bởi những đám học trò. Tan trường buổi sáng Chu Văn An và đến trường của học sinh Ba Đình. Và những chuyến tầu chật cứng các bạn hs đi về
Những chuyến tầu điện cũng giúp khá nhiều bạn đến trường đỡ đi một đoạn đường
Nhẩy tầu là nghề của bọn học sinh nam
Trước cửa trường là đoạn đường cong nên các bác lái tầu đang chạy số 9 buộc phải giảm tốc độ
Từ chợ Bưởi tới cổng trường Chu Văn An không hiểu tại sao người ta làm đường ray cao và lại nằm sát một bên đường. Chính vì vậy mà có nhiều vụ tai nạn do nhẩy tầu xẩy ra
Tôi được biết ít nhất có 3 thằng bị cụt chân ở cùng phố Thụy khuê
Cậu Sơn "Cu Liêu" bị cụt đến đầu gối phải lắp chân giả. Tuy vậy cậu ta bơi hồ Tây rất giỏi
Cậu Tuấn, anh của diễn viên Chiều Xuân cũng phải lắp chân giả
Cậu Sơn thì phải mang nạng suốt đời. Tôi hay nói đùa rằng nếu đủ cả 2 chân như mọi người thì ai mà theo kịp
Không có mô tả ảnh.

  Viết bình luận... NHẬT KÝ XUYÊN VIỆT Chuẩn bị Trên mạng có bài " Đọc được topic này vừa vui, vừa tiếc. E chỉ có 1 ước mơ trước khi lấ...