Thứ Ba, 8 tháng 11, 2022

Quảng Trị

 "Quê hương anh là Quảng trị

Nhà của anh bên dòng sông Thạch hãn
Thủa xưa đó anh học trường Nguyễn hoàng
Ngày hai bữa đi về đường Quang trung"
….
"Hôm nay đây, anh trở về
Tìm người yêu trong vòng vây đạn pháo
Thành phố đó bây giờ đầy xác người
Đường phố đó bây giờ là tan hoang"
Thấy Đăngbi nghêu ngao bài hát "Con đường buồn hưu".
Bác Đức ngạc nhiên “cũng biết bài hát này à?. Chú mày biết gì về Quảng trị?”
“Dạ, em chưa đến bao giờ nhưng em biết nhiều nơi qua bài hát. Quảng trị em biết sự khốc liệt của nó qua sách ảnh.
Ta và Địch giành nhau từng tấc đất từng căn nhà, trận chiến kéo dài 81 ngày đêm v.v.”
- Thế chú mày thấy con đường ngày hôm nay đi có thấy khác gì không?
- Thì cũng dài dằng dặc, đường vắng ngắt, cây cối rậm rạp, lau sậy mọc đầy hai bên đường, trẻ em lấy về bán 20 ngàn đồng một kg…”
Đăngbi trả lời quấy quá
Bác Đức nói tiếp “Ta thì chú mày biết rồi như bác Tony đây, còn Địch chính là… anh đấy”
Chúng tôi tròn mắt ngơ ngác …
Hóa ra hôm nay, trên con đường này, có hai người có khi đã từng là đối thủ của nhau trong cuộc chiến năm xưa.
Những ngày của cuộc chiến khốc liệt đó , bác Đức là lính thiết giáp, con đường sáng nay anh em mình ngồi uống café là con đường hành quân xuôi ngược của đơn vị . Nhiều lần chính bác cũng vào sinh ra tử.
Trong cuộc chiến ở thành cổ Quảng trị 81 ngày đêm là 81 lần cận kề cái chết. Tận tay bác phải vào kéo xác của đồng đội về.vv..
Rồi những cuộc hành quân liên miên từ Đông hà, Ái tử, Khe sanh, tham gia những trận đánh khôc liệt …
Còn sống sót được đến ngày hôm nay quả là một phép màu. Con đường đẹp đẽ thênh thang mà chúng ta đi hôm nay ngày xưa là tử lộ, các địa danh đi qua như Đắc tô,Tân cảnh , A lưới .v.v. ngày xưa là chiến địa.
Cây cối giờ đây đã phủ trùm lên những vết thương của chiến tranh tàn phá. Nhưng trong lòng bác vẫn đau đáu nhớ tới những người lính không may phải nằm xuống của cả 2 phía đến giờ này có khi còn chưa tìm được xác.
Câu chuyện của bác Tôny cũng làm cho chúng tôi xúc động không kém, cả cuộc đời trai trẻ là phục vụ trong quân đội, cũng vào sinh ra tử. Con đường hôm nay chúng tôi đi ngược lại với con đường hành quân từ Bắc vào nam năm xưa .
Rồi cuộc đời binh nghiệp còn đưa bác sang cả Campuchia chiến đấu góp phần giải phóng đất nước này thoát khỏi nạn diệt chủng (năm kia bác đã từng Phượt xe máy khắp đất nước này )
Thăm lại chiến trường xưa là ý nghĩa cao cả của chuyến phượt xuyên việt này!
Chúng tôi lặng lẽ cùng hai bác cắm nén nhang vào những ngôi mộ vô danh ven đường. Cầu mong linh hồn những người lính còn lẩn khuất đâu đó bình an yên nghỉ trong lòng đất Mẹ
''''''''''''''''''''''''''''''''''''
Như là một chuyến du khảo
Ngày thứ 4 của chuyến đi Xuyên Việt 2022. Điểm tới là từ tp Khe Sanh đi Đồng Hới
Hôm nay cũng tình cờ đi trên con đường mà tụi tôi được đọc trong sử sách.
Đường 9 - Nối từ cửa khẩu Lao bảo đến Tp Đông Hà và con đường này chạy thẳng sang nam Lào.
Đứng bên cây cầu Đầu Mầu lập tức tôi nhớ đến bức ảnh nổi tiếng “ Đánh chiếm căn cứ Đầu mầu” của anh Đoàn Công Tính người phóng viên chiến trường năm nào ...( Anh là người dắt tôi vào Sài gòn và là người thầy đầu tiên dậy tôi chụp ảnh)
Anh kể về những ngày là phóng viên chiến trường. Với chiếc máy ảnh là súng, những cuộn phim là đạn. Cùng với các chiến sỹ lao vào chiến địa.
Không ít lần bị vùi lấp chết hụt
Tấm ảnh " đánh chiếm căn cứ Đầu mầu" , " Nụ cười bên thành cổ Quảng trị" v.v.v
Những bức ảnh của anh trở thành bất tử
Hôm nay đi trên đường 9 rộng thênh thang. Chiếc cầu cũ đã được thay thế bằng chiếc cầu mới.
Nghĩa trang đường 9 nằm trên một vị trí trang trọng.
Chúng tôi viếng thăm nghĩa trang trong buổi sáng nắng đẹp.
Không thể kìm được xúc động khi đứng trước hàng ngàn ngôi mộ của các chiến sỹ vô danh.
Từ Đông Hà đi theo qốc lộ 15, chúng tôi ghé thăm nghĩa trang liệt sỹ Trường sơn. Chúng tôi những người cựu binh, thế hệ của những năm sau này kính cẩn thắp hương trước hương hồn của các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trong cuộc chiến.

Sài Gòn ... trong mắt ai


Một cô gái người Hà nội chính gốc nói rằng, cô có cảm giác rất lạ khi lần đầu vào Sài Gòn từ những thập niên 80 của thế kỷ trước. Trang phục người Sài Gòn mặc dạo đó đẹp và hơi lạ với Hà nội ngày ấy. Nhất là các cô gái Sài gòn không lẫn vào đâu được, nhẹ nhàng và thướt tha trong các tà áo dài và áo bà ba sao mà lả lướt thế!
Cô mê từ giọng nói đến ngôn từ của người Sài Gòn, sao nó nhẹ nhàng và dịu êm đến thế!
Nhìn các cô gái tha thướt trong bộ áo dài đi dạo phố không mê sao được.

Tầu điện Hà Nội


Từ bến Quan thánh đến cổng trường, đoàn tầu chạy trên con đường thẳng tắp, gần như đâm thẳng vào ngôi trường.
Đang chạy số 9, ông lái tầu giảm tốc độ, quay tít cái phanh tay để qua một đoạn cua đi về phía bên trái của đường Thuỵ khuê. Tiếng bánh sắt rít chói tai khi ma sát với đường tầu. Tiếng chuông leng keng cũng khua liên hồi.
Đám học sinh nam chúng tôi, giờ tan trường thường chờ tầu chạy tới nhẩy lên mà chả chút khó khăn nào, phần đông các bạn nữ đi bộ đến ga Lafo lên tầu điện để về nhà ở xa hơn.
Thật bất ngờ, ngày hội trường. Một chiếc đầu tầu điện thật 100% đậu hiên ngang trong khuôn viên của trường. Đám học trò chúng tôi ngày đấy vô cùng thích thú, ngất ngây. Đầu tầu đứng yên cho các quý cô, quý bà thướt tha trong bộ áo dài lên xuống, đứng cạnh để ...diễn.
Ra Hà nội phải trải nghiệm tàu điện trên cao mới sành điệu!
Rất tiếc rằng ngày xưa HN có cả tới 5 tuyến toả ra khắp khắp các cửa ngõ của tp, giờ đã không còn.
So với tầu điện ngày xưa, tầu điện bây giờ quả là ...có khác.
- Tầu chạy nhanh hơn, sạch sẽ hơn, có cả máy lạnh. Ngồi trên tầu cứ như ngồi ở khách sạn 5 *
- Không còn cái cảnh mấy đứa học sinh nhẩy tầu trốn vé ( vô phúc gặp phải ông Sơ vơ thì phiền lắm).
- Không còn cảnh mấy bà buôn thúng bán mẹt, lên tầu cãi nhau như mổ bò.
- Không còn thấy " Chú bán kem", " kem một hào 2 chiếc, 1 chiếc 5 xu" nhẩy tầu như xiếc.
- Không còn thấy cảnh ông Lơ tốt bán nơ tẩy hồng, thuốc trị hôi nách.
- Không còn thấy cảnh mấy ông bạn vàng của tôi bị... cụt chân, từ nay...khỏi nhẩy tầu.
Trên chuyến tầu CL-HĐ bắt gặp rất nhiều người muốn trải nghiệm cảm giác đi ngang Hà nội trên cao, có nhiều người từ miền nam ra cùng chung chuyến tầu.
Từ trên cao chạy ngang thành phố thấy Hà nội bây giờ rộng lớn quá, có rất nhiều nhà cao tầng, chung cư.
Từ Cát linh chạy tới Hà đông cảm giác chưng hửng, chẳng thấy kết nối với cái gì.
Quay trở lại chắc thú vị hơn chút - cảm giác được vào trung tâm tp.
Dù sao tầu điện trên cao CL-HĐ cũng mang lại cho Hà nội một diện mạo mới, văn minh, hiện đại hơn, dù muộn màng.
Lại nhớ lần gần đây, trải nghiệm tầu điện trên cao của Băng cốc mới thấy có sự kết nối tiện lợi tuyệt vời.
Mỗi nhà ga là một trung tâm mua sắm, thương mại, tiện lợi đủ đường cho người dân, những con đường đi bộ trên cao tạo cảm giác an toàn hiện đại.
Bao giờ cho đến ngày xưa!
Nghe nói Hà nội đang xây dựng thêm vài tuyến đường tầu nữa.
- Ước mơ có nhiều dịp về Hà nội trải nghiệm trên những chuyến tầu toả đi muôn phương.
- Ước mơ có thêm những chuyến tàu chở tôi về lại với tuổi thơ.
Có thể là hình ảnh về 9 người và ngoài trời

Buông bỏ

 Buông bỏ

Câu chuyện của chị là cách đây gần 20 năm trong một lần cùng các phật tử chiêm bái chùa Yên tử. Một ông thầy chùa cùng đi chụp cho chị một tấm hình rất đẹp. Chị đứng bên mái chùa cong vút, bầu trời bên trên xanh thẳm. Chị nhận được tấm hình rồi lãng quên.
Hôm nay chở chị xuống viếng ngôi chùa mạn Củ chi, mà ông thầy năm xưa đang trụ trì.
Thật không ngờ, thầy vẫn nhớ tên chị, và nhớ rõ số điện thoại năm nào chị gửi thầy. Tấm hình hôm nay thầy vẫn còn lưu giữ khiến chị vô cùng xúc động.
Ngày còn trẻ, chị làm ở ngành bưu điện. Là chị cả, phải gánh vác mọi chuyện trong gia đình, tuổi thanh xuân trôi qua nhanh quá.
Chị quen anh do mai mối của gia đình
Chị chấp nhận làm bạn với anh cùng với bốn người con của anh. Một tay chị chăm sóc các con của chồng khôn lớn, trưởng thành. Chị bảo, chúng là con của mình nên không cần phải có thêm đứa con nữa.
Anh ra đi để lại cho chị một gia tài vô giá đối với anh, đấy là những cuốn sách mà a nâng lưu sưu tầm cả đời. Cuộc đời thật vô thường. Ai ra đi cũng tay trắng vậy thôi !
2 căn nhà ở Vt chị cho lại các con mà không lấy một đồng nào. Với số tiền lương hưu của anh chị, cuộc sống cũng tạm ổn.
Nhìn căn hộ chung cư cũ kỹ, chị ở với anh đã 3 năm, tôi hơi ái ngại " sao anh chị không kiếm căn nhà sang trọng hơn, a chị có đủ điều kiện mà".
Chị nói rằng, anh chị hoàn toàn hài lòng với cuộc sống bình dị này.
Lại nói chuyện, hôm nay chị lên chùa gặp lại ông thầy mang tặng lại chiếc sim đt cho nhà chùa mà chị đã dùng nó suốt 30 năm. Chị muốn nói đấy như là cơ duyên.
...913139 là số rất đẹp, rất có giá trị. Tôi bảo sao chị không giữ lấy.
Nhẹ nhàng chị bảo:
Càng lớn tuổi, càng cần phải buông bỏ.
Giờ đây mình còn cần phải giữ làm gì nữa. Cái cần giữ, nó đã ở trong tâm mình rồi.
Mình cho đi tức là nhận lại được rất nhiều em ạ!.
Có thể là hình ảnh về hoa và thiên nhiên
Vu Nguyen, Nguyễn Cường và 34 người khác
2 bình luận
Thích
Bình luận
Chia sẻ

Cà phê đường tầu

Người Hà nội chắc chả ai lạ lẫm gì với địa điểm này.
Riêng với tôi, như vừa khám phá thấy một nơi thật thú vị của Hà nội.
Trời Hn mùa này hơi nóng, đi một lúc là mồ hôi nhễ nhại. Rủ mấy ông bạn ra cf đường tầu ngồi, chúng bảo" dở hơi à, vào cf máy lạnh mà ngồi, ở Hn thiếu gì quán đẹp".
Từ cuối đường Lý nam đế đi sâu vào, trước đây là mặt sau của những dẫy nhà, người ta mở ra hàng loạt quán dọc theo đường ray tầu hoả.
Từ ga Hàng cỏ,đoàn tầu chạy từ từ rời ga Qua một đoạn cua rất đẹp, nơi quán xá mở ra san sát,
Qua khỏi đoạn cua này, đường sắt sẽ chạy trên cao, song song với đường Phùng Hưng nổi tiếng ngày trước, bởi nơi đây một dạo người ta mở ra một dẫy phố bán đồ cổ, đồ cũ.
Hoá ra ở đây đám tây, ta ba lô rất thích đến tham quan, trải nghiệm
Các quán cf ở đây đều nắm rất rõ giờ tầu chạy và có thông báo hẳn hoi.
Sắp tới giờ tầu chạy qua, con phố bỗng đông hẳn lên, tây ta đều cảm thấy mọi sự chờ đợi dường như vỡ oà...
Với không gian đậm nét hoài cổ cùng đoàn tàu chạy qua ở cự ly gần, phố cà phê đường tàu (Hà Nội) từng là điểm thu hút khách du lịch.
Được biết, nhiều du khách nước ngoài đánh giá phố đường tàu Phùng Hưng là một trong những điểm đến tham quan không thể bỏ qua khi tới Hà Nội.
Thật ra, đoạn đường này không xa lạ gì với tôi cả. Những năm 80 đóng quân ở Thái nguyên, để trốn vé kiểm soát khi qua nhà ga, tôi thường nhẩy tầu xuống đoạn này, và lại đón chuyến tầu khởi hành từ ga Hàng cỏ lên Thái nguyên vào lúc 4h sáng.
Nếu có dịp đạp xe thong thả qua cầu Long biên. Bắt gặp đoàn tầu chạy sầm sầm trên cầu...rất thích.
Bao giờ cũng vậy, nhìn đoàn tầu xa dần rồi mất hút, cảm giác rất buồn!
Vu Nguyen, Lý Nguyễn Thị và 107 người khác
50 bình luận
Thích
Bình luận
Chia sẻ

  Viết bình luận... NHẬT KÝ XUYÊN VIỆT Chuẩn bị Trên mạng có bài " Đọc được topic này vừa vui, vừa tiếc. E chỉ có 1 ước mơ trước khi lấ...