Lại nói chuyện, hôm karaoke ở Lam sơn của hội cựu hs Ba đình phía nam.
Karaoke là phải hát thôi, dẫu có tra tấn người ngồi bên cạnh, chắc họ cũng thông cảm. Người hát chắc chắn là sướng rồi.
Tất nhiên không thể thiếu bài " Về với yêu thương" của nhạc sỹ Phan Hồng Hà.
Chúng tôi cùng thầy hát " Cuộc đời vẫn đẹp sao". Một bài hát đi cùng năm tháng.
.......
-"Cụ bà cũng đẹp sao, cụ ông cũng đẹp sao.
-Dù hàm răng không còn cái nào, dù da dẻ nhăn nheo như là da cóc.
- Dù cho trái tim không còn muốn đập, nhưng vẫn còn thấy nhau...từng tưng".
Tôi đang gào lên như vậy thì thầy đẩy cửa phòng vào - thầy Hà quay lại lấy cặp kính để quên thôi.
Sợ quá, tưởng thầy giận.
Không ngờ thầy bảo: " Chỉ có những bài hát hay người ta mới chế".
Ngày bé, chúng tôi ai cũng nhớ và thuộc những ca từ này.
"Bé bé bằng bông,
Đôi má bằng đồng
Đôi tay bằng sắt ,
Đôi chân bằng chì
Mẹ mua cây chuối
Cho bé tập bơi
Bao giờ chiến thắng
Cho bé về phố đông".
Những bài hát hay lại thường được chế lại
Và được lưu truyền rất rộng, thậm chí người ta còn nhớ hơn cả bài hát chính.
" Cô ơi cô, bố cháu yêu cô lắm
Cô dậy chúng cháu mất vệ sinh
Cô dậy chúng cháu không lao động
Tình tang tính, tang tính tình
Dậy chúng cháu, không học hành".
Bài hát thời bao cấp.
Bố mẹ có cho một hào rưỡi, mua bát mỳ " Không người lái" là đã sung sướng lắm rồi. Ba hào mới có bát mỳ thịt "Có người lái".
"Đi ăn mỳ, cầm trong tay hào rưỡi
Mỳ không ngon
Em lấy đũa son chọc vào bát mỳ
Mỳ nó lại ngon ngay"
Lại có phiên bản khác:
"Đi chăn bò, cầm cây roi bằng sắt
Bò không đi, em lấy cái roi chọc vào đít bò.
Bò nó lại đi ngay".
Cô hàng xôi cũng không được tha.
"Cô hàng xôi ơi
Bán tôi hai hào
Xôi đây người đấy
Tôi thích cầm xôi
Của cô hàng xôi
Xôi cô ngon ghê
Nhưng mà tôi chê
Móng tay cô dài
Móng tay cô dài
Cô gãi lên đầu
Chấy rơi vào xôi".
Có cậu thanh niên, thích cô bé nhà bên nổi hứng
"Cô Háng Xòm ơi!
Không biết cô còn nhớ tới tôi không....."
Lại có bài hát rất bậy:
"Bà Hồng mà lấy ông Đông
Ông Đông đắp chăn hồng
Của ông lỡ thò ra ngoài
Bà Hồng lại tưởng củ khoai
Tóm ngay cái của ông Đông".
Bài hát "Hành quân xa" cũng bị xuyên tạc.
“ Nhà em Hoa có cái thùng nấu phở
Sang em Hồng hái mấy quả cà chua
Mắt em toét, mũi em dài mười hai ki lô mét
Đầu nó to bằng hai cài nồi nhà tôi nấu cơm “ .
Phiên bản khác:
"Đồn công an đi lối nào em nhỉ.
E biết rồi e không chỉ cho đâu........
Mắt a toét, mũi anh dài 12km.
Mùi thối tai mà anh cứ tưởng mùi bi xăng tin".
Những năm còn là lính chúng tôi hay hát
Bài nhạc hiệu: Giải phóng Điện biên":
" Giải phóng cà chua
Bộ đội ta bắt cua về xào.
Xu hào, bắp cải, cùng nấu với canh cà chua
Bộ đội ta ăn chán ăn chê
Còn thừa đút túi mang về biếu ban chỉ huy
Một đồng chí đứng lên phát biểu
Cho tôi một miếng
Tôi nguyện đánh tan giặc ngay".
Chúng tôi vẫn nghêu ngao:
" Nếu con không về chắc mẹ buồn lắm
Nếu con về, chắc mẹ buồn hơn...."
...
" Có 1 loài chim không bao giờ bay.
Là loài chim quý mỗi người có một con.
Anh em ta trong đoàn quân du kích.
Kem đây, kêm đây,
kem 1 hào 2 chiếc
Một chiếc năm xu,
Này chú bán kem,
Có rao thì rao cho khéo,
Đừng mà leo nhéo ,
Có khi vỡ phích trên tầu.
.....
Lại có những bài hát được chế biến rất công phu, nhưng lời giới thiệu không kém phần hấp dẫn:
"Ngày xưa cối nhỏ chầy to
Bây giờ cải tiến, cối to hơn chầy"
Bài hát " Tiếng chầy trên sóc Bom Bo" xin phép được bắt đầu.
Giờ đây nhạc chế nhan nhản trên tivi rất bài bản, công khai.
Nhưng đám trẻ con chúng tôi vẫn thích thú, nghêu ngao những câu hát như là đồng dao ngày xưa...
Rất nhiều bài hát còn sống mãi trong lòng những đứa trẻ, mà giờ đây đã trở thành ..lão ông, lão bà.
"Em ơi có bao nhiêu
60 năm cuộc đời
20 năm đầu
Anh vốn chăm trâu
20 năm sau, tình cao vời vợi
Chăn trâu anh vẫn cầm roi
Là lá la.........